Headhunting
Viecoi > 【BÁO CÁO TỔNG KẾT】MỨC LƯƠNG NHÂN SỰ TIẾNG NHẬT 2022

【BÁO CÁO TỔNG KẾT】MỨC LƯƠNG NHÂN SỰ TIẾNG NHẬT 2022

Đối với người làm Nhân sự, việc đánh giá tiền lương là một chủ đề rất đáng quan tâm. Bởi vì:

■ Mặc dù đã thiết lập và công khai chính sách đánh giá mức lương, nhưng chắc chắn trong buổi trao đổi trực tiếp sẽ xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn…
■ Không biết mức lương phù hợp để có thể giữ chân những nhân tài nói tiếng Nhật…
■ Mặc dù có thể tham khảo mức lương của các công ty khác và cách xử lý của họ, nhưng thực tế thì rất khó để tiếp cận những thông tin này…

Báo cáo tổng kết Mức lương nhân sự tiếng Nhật 2022 không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về mức lương mà còn là những chỉ số quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những phân tích và nghiên cứu trong báo cáo này sẽ có ý nghĩa đối với tuyển dụng toàn ngành nói chung và ngành tiếng Nhật nói riêng..

Bằng cả tâm huyết của mình, chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp bạn hoàn thành sứ mệnh tuyển dụng một cách tuyệt vời cũng như làm tăng giá trị của bạn trên thị trường lao động.

Viecoi.inc Director
Akira Anzai

Author:Anzai(Mr.)
Director of Japanese HR agency, Viecoi.Super Vietnam lover and Vietnamese language learner!

Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 7 năm. Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sự như: Dịch vụ giới thiệu nhân sự và Dịch vụ khảo sát năng lực ứng viên.
Chúng tôi đã trải qua hầu hết các vấn đề mà các công ty Nhật hay gặp phải như vấn đề lao động, vấn đề tỷ lệ nghỉ việc…, vì vậy đừng ngại ngần mà liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn.

Nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU

VỀ CHÚNG TÔI – VIỆC ƠI

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 2022

  1. Dự báo lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam
  2. Chỉ số đổi mới nền kinh tế Việt Nam
  3. Chuyển biến các doanh nghiệp tại Việt Nam

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ICT VIỆT NAM

  1. Xu hướng & sự thay đổi trong thị trường ICT Việt Nam
  2. Doanh thu ngành ICT Việt Nam
  3. Sự tăng trưởng thị trường phần mềm

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIẾNG NHẬT TẠI VIỆT NAM

  1. Xã hội 10 năm 1991 – 2000
  2. Thị trường lao động – Số liệu và Dự báo
  3. Quan điểm của Anzai về thị trường việc làm tiếng Nhật hiện nay
  4. Dự báo 5 – 10 năm. Chính sách Chính phủ, số liệu
  5. Tổng quan tình hình nhân sự tiếng Nhật tại Việt Nam

THÔNG TIN MỨC LƯƠNG NHÂN SỰ TIẾNG NHẬT TẠI VIỆT NAM

TỔNG KẾT

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu dưới đây nếu bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ gửi Email cho bạn trong vòng 1 ngày. Hãy yên tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi. Khi đăng kí, hãy điền tên công ty và chức vụ. Ngoài ra, vui lòng dùng địa chỉ Email công ty.(Hiện tại chúng tôi chưa thể đáp ứng yêu cầu của các công ty nhân sự. Xin lỗi vì sự bất tiện này!)

Viecoi > 【BÁO CÁO TỔNG KẾT】 MỨC LƯƠNG NGÀNH IT 2022

【BÁO CÁO TỔNG KẾT】 MỨC LƯƠNG NGÀNH IT 2022

Đối với người làm Nhân sự, việc đánh giá tiền lương là một chủ đề rất đáng quan tâm. Bởi vì:

■ Mặc dù đã thiết lập và công khai chính sách đánh giá mức lương, nhưng chắc chắn trong buổi trao đổi trực tiếp sẽ xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn…
■ Không biết mức lương phù hợp để có thể giữ chân những IT Developer tài năng…
■ Mặc dù có thể tham khảo mức lương của các công ty khác và cách xử lý của họ, nhưng thực tế thì rất khó để tiếp cận những thông tin này…

Báo cáo tổng kết mức lương ngành IT 2022 không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về mức lương mà còn là những chỉ số quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những phân tích và nghiên cứu trong báo cáo này sẽ có ý nghĩa đối với tuyển dụng toàn ngành nói chung và IT nói riêng.

Bằng cả tâm huyết của mình, chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp bạn hoàn thành sứ mệnh tuyển dụng một cách tuyệt vời cũng như làm tăng giá trị của bạn trên thị trường lao động.

Viecoi.inc Director
Akira Anzai

Author:Anzai(Mr.)
Director of Japanese HR agency, Viecoi.Super Vietnam lover and Vietnamese language learner!

Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 7 năm. Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sự như: Dịch vụ giới thiệu nhân sự và Dịch vụ khảo sát năng lực ứng viên.
Chúng tôi đã trải qua hầu hết các vấn đề mà các công ty Nhật hay gặp phải như vấn đề lao động, vấn đề tỷ lệ nghỉ việc…, vì vậy đừng ngại ngần mà liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn.

Nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU

VỀ CHÚNG TÔI – VIỆC ƠI

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 2022

  1. Dự báo lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam
  2. Chỉ số đổi mới nền kinh tế Việt Nam
  3. Chuyển biến các doanh nghiệp tại Việt Nam

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ICT VIỆT NAM

  1. Xu hướng & sự thay đổi trong thị trường ICT Việt Nam
  2. Doanh thu ngành ICT Việt Nam
  3. Sự tăng trưởng thị trường phần mềm

THÔNG TIN MỨC LƯƠNG IT DEVELOPER 2022

TỔNG KẾT

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu dưới đây nếu bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ gửi Email cho bạn trong vòng 1 ngày. Hãy yên tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi. Khi đăng kí, hãy điền tên công ty và chức vụ. Ngoài ra, vui lòng dùng địa chỉ Email công ty.(Hiện tại chúng tôi chưa thể đáp ứng yêu cầu của công ty nhân sự. Xin lỗi vì sự bất tiện này!)

Viecoi > SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HEADHUNTING VÀ RECRUITING LÀ GÌ?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HEADHUNTING VÀ RECRUITING LÀ GÌ?

Cả “Headhunting” và “Recruiting” đều sẽ hoàn thành việc tuyển dụng nhân tài cho tổ chức. Mặc dù nhiều người nhầm tưởng rằng một headhunter giống như một recruiter hoặc ngược lại, và mặc dù cả hai có cùng xuất phát điểm và mục tiêu chung là tìm và kết hợp được những ứng viên cùng công việc phù hợp, nhưng, mỗi vị trí là một cách làm việc khác nhau và ảnh hưởng đến cách bạn làm việc với họ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến Recruiter và Headhunter.

Headhunting là gì?

Headhunting còn được gọi là tìm kiếm điều hành và thường gắn liền với quá trình tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cho các vị trí quản lý cao nhất trong tổ chức. Do đó, headhunting là một quy trình độc quyền, không giống như recruiting, vốn thường là một đợt tuyển dụng hàng loạt.

Headhunting là một quá trình chủ động hơn, trong đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm một ứng viên đủ điều kiện bất kể ứng viên đó có đang tích cực tìm kiếm một công việc mới hay không. Headhunter không can thiệp vào toàn bộ quá trình tuyển dụng. Bằng nghiệp vụ của mình, họ chỉ tìm kiếm những ứng viên phù hợp, sau đó liên hệ trao đổi và tư vấn cho ứng viên. Nếu thật sự phù hợp, ứng viên sẽ được công ty mời phỏng vấn và việc của headhunter chỉ còn là chờ phản hồi từ phía công ty khách hàng.

Recruiting là gì?

Recruiting được định nghĩa là quá trình cung cấp nguồn ứng viên phù hợp từ một nhóm những người tìm việc. Vì vậy, công tác tuyển dụng chủ yếu là tìm nguồn ứng viên, sàng lọc, tuyển dụng và lựa chọn ứng viên. Khi người ta sử dụng thuật ngữ “recruiting”, nó thường không có nghĩa là tuyển dụng quản lý cấp cao như headhunting. thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng để chỉ việc tuyển dụng bổ sung các cấp bậc thấp hơn và còn thiếu trong tổ chức. Những recruiters thường đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người tìm việc, cung cấp dịch vụ của họ cho cả hai bên.

Mặc dù dịch vụ của recruiting rất rộng, không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực hoặc ngành nhất định. Họ cũng có hiểu biết sâu sắc về văn hóa công ty và hỗ trợ chính xác những gì công ty đang tìm kiếm. 

Headhunting so với Recruiting

Cả headhunter và recruiter đều mang lại những ứng viên tài năng cho công ty. Công ty sẽ có thể chốt được những ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng nhưng mỗi bên sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau:

Phạm vi vị trí việc làm đang mở

Phạm vi của các vị trí công việc là sự khác biệt đáng kể nhất trong headhunting so với recruiter. Nhìn chung, các công ty săn đầu người chỉ tập trung vào tuyển dụng cho các vị trí mở hạn chế, đây là những vị trí hàng đầu và do đó rất khó để lấp đầy vì thường yêu cầu những ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng cao, những người đã có kinh nghiệm đáng kể làm việc ở các vị trí hàng đầu của các công ty khác.

Trong khi đó, recruiter là cá nhân hoặc công ty thực hiện quá trình tuyển dụng hoặc tuyển dụng chung của công ty. Nhìn chung, các recruiters có phạm vi tìm kiếm ứng viên rộng hơn vì họ phải lấp đầy một số lượng tương đối lớn các vị trí. Họ thường quan tâm đến việc tuyển dụng cho các vị trí công việc cấp thấp, cấp thấp hơn hoặc cấp trung bình. 

Thời gian để thuê

Đây là sự khác biệt lớn giữa headhunter và recruiter. Nhìn chung, các recruiters hoặc recruitment agency phải đối phó với một số lượng lớn các ứng viên xin việc cho các vị trí công việc được giao. Do đó, họ tương đối dành ít thời gian hơn cho từng ứng viên vì họ phải tiếp một số lượng lớn ứng viên. Họ tập trung vào số lượng hơn là chất lượng tuyển dụng. Họ hoàn thành công việc càng nhanh thì họ kiếm được tiền càng nhanh.

Còn heahunting nói chung là để lấp đầy các vị trí cấp cao, họ tập trung nhiều hơn vào chất lượng. Các vị trí hàng đầu yêu cầu người đó phải là người giỏi nhất trong ngành, do đó, các công ty săn đầu người được giao phó công việc để tìm kiếm người giỏi nhất trong bộ kỹ năng tương ứng. Vì vậy, người ta cần đầu tư đáng kể thời gian và công sức vào việc tìm kiếm ứng viên hoàn hảo, ngay từ khi thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ, cho đến khi lựa chọn ứng viên cuối cùng.

Do đó, đôi khi các công ty săn đầu người dành hàng tháng trời để nghiên cứu một khách hàng tiềm năng cụ thể chỉ để sau đó chuyển sang một khách hàng tiềm năng khác do những khác biệt nhỏ về các kỹ năng chính cần thiết và các kỹ năng hiện có. Vì vậy, các công ty săn đầu người phải tìm được ứng viên hoàn hảo trước khi chốt lời mời làm việc.

Việc săn đầu người và tuyển dụng là hai cực khác nhau trong phạm vi và chức năng của chúng. Điều quan trọng đó là phải hiểu sự khác biệt giữa săn đầu người và tuyển dụng để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng.

Tham khảo nhiều hơn về Headhunt qua những Ebooks của chúng tôi

THAM KHẢO TẠI ĐÂY

Viecoi > 【Free download】Mẫu Format JD thu hút nhân tài

【Free download】Mẫu Format JD thu hút nhân tài

Xin chào
Tôi là Anzai – đang điều hành một công ty giới thiệu nhân sự tại Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến “Mẫu Format JD thu hút nhân tài”.

Có thể nói JD là yếu tố then chốt để tìm ra tài năng phù hợp, nhưng hầu hết JD ngày nay đều không đủ thông tin cho ứng viên, kết quả là bạn mất nhiều thời gian và thuê sai nhân tài. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi chia sẻ “Mẫu Format JD thu hút nhân tài” chi tiết mà nhân viên nhân sự có thể sử dụng.

Thị trường tuyển dụng ngày càng sôi động đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn, bên cạnh việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu,… thì việc xây dựng một JD chuyên nghiệp cũng là một điều quan trọng để thu hút nhân tài.

Hy vọng, chia sẻ này như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình tìm kiếm nhân tài.

Akira Anzai

Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 7 năm. Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sự như: Dịch vụ giới thiệu nhân sự và Dịch vụ khảo sát năng lực ứng viên.

Format JD gồm 2 phần:
・ PHẦN SỬ DỤNG NỘI BỘ (Để làm rõ mục tiêu lý tưởng trong một nhóm)
・ PHẦN CÔNG KHAI (Để đăng Công việc)

Ngoài ra, đối với các nhà tuyển dụng CNTT,
chúng tôi bổ sung thêm 1 phần chuyên biệt cho tuyển dụng

Những gì bạn có thể đạt được khi sử dụng format này
・ Team tuyển dụng có thể trên cùng một trang
・ Bạn có thể sắp xếp thông tin về lý do tại sao các ứng viên ứng tuyển vào công ty của bạn
・ Bạn có thể thu hút nhân tài nhiều hơn
・ Bạn có thể tăng tỷ lệ matching và không cần phải chi tiêu lãng phí

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu dưới đây nếu bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ gửi Email cho bạn trong vòng 1 ngày. Hãy yên tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi. Khi đăng kí, hãy điền tên công ty và chức vụ. Ngoài ra, vui lòng dùng địa chỉ Email công ty.(Hiện tại chúng tôi chưa thể đáp ứng yêu cầu của công ty nhân sự. Xin lỗi vì sự bất tiện này!)

Viecoi > Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động năm 2021

Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động năm 2021

[:vi]ベトナム労働法ガイドブック

Với môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở và các chính sách hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định và trở thành một trong những các điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và một thị trường tiềm năng cho các tập đoàn quốc tế.

Việt Nam cần một lực lượng lao động có tay nghề cao hơn để thay đổi toàn diện từ một nước nông nghiệp thành một địa điểm được săn đón cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Để tạo đà tăng trưởng bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số thay đổi trong các quy định về Lao động. Thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế là một bước cần thiết và chặt chẽ trên con đường này.

Các quy định chính của bộ luật lao động

Giờ làm việc

Giới hạn giờ làm việc vẫn là 48 giờ mỗi tuần, bộ luật mới quy định rằng giờ làm việc bình thường không được vượt quá tám giờ một ngày hoặc 48 giờ một tuần. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thêm giờ thì thời gian làm thêm không được vượt quá 12 giờ một ngày, 40 giờ một tháng và 200 giờ một năm.

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo một trong hai loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn. Hợp đồng lao động xác định chỉ được gia hạn một lần. Người nước ngoài có giấy phép lao động (có giá trị trong hai năm) cũng sẽ chỉ có thể gia hạn một lần. Hợp đồng thời vụ sẽ không còn được phép kể từ năm 2021.

Chấm dứt hợp đồng

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.

Công đoàn

Việt Nam hiện sẽ cho phép các công đoàn độc lập hoạt động thay vì hiện đang chịu sự giám sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN). Công đoàn độc lập sẽ vẫn phải xin phép cơ quan nhà nước để hoạt động. Điều này phần nào được thấy khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đòi hỏi mở cửa quyền công đoàn. Tuy nhiên, cần có hướng dẫn thêm về cách điều này xảy ra trên thực tế.

Tuổi nghỉ hưu

Việt Nam cũng sẽ tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 từ 60 hiện tại và tăng tương tự cho nữ lên 55 từ 50 hiện nay. Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ hưu muộn hơn hoặc sớm hơn tùy tình hình. Ví dụ, những nhân viên làm việc trong môi trường nguy hiểm hoặc liên quan đến công việc nặng nhọc có thể nghỉ hưu sớm hơn, trong khi những người làm việc trong khu vực tư nhân hoặc những công việc có kỹ năng cao có thể nghỉ hưu muộn hơn. Thời gian gia hạn tối đa cho việc này sẽ là 5 năm. Tuy nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ được thực hiện dần dần đối với nam và nữ vào năm 2028 và 2035. Việc tăng lương hưu được thực hiện để tránh tình trạng thiếu hụt lao động từ năm 2040 và giải quyết thâm hụt bảo hiểm xã hội.

Quốc khánh được nghỉ 2 ngày

Bên cạnh việc tăng tuổi nghỉ hưu, đáng chú ý, Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi còn bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 01/9 hoặc 03/9 Dương lịch tùy theo từng năm.

Phân biệt đối xử

Bộ luật mới có các biện pháp bảo vệ bảo vệ nhân viên khỏi bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Điều này bao gồm bảo vệ khỏi quấy rối tình dục và phân biệt đối xử dựa trên màu da, chủng tộc, quốc tịch, nhóm dân tộc, giới tính, tình trạng hôn nhân, mang thai, quan điểm chính trị, khuyết tật, tình trạng HIV hoặc nếu trong một nhóm thương mại. Bộ luật lao động sửa đổi cũng tăng cường bảo vệ cho những người lao động trẻ tuổi.

Quấy rối tình dục

Nghị định quy định cụ thể hơn về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Điều này bao gồm bất kỳ hình thức quấy rối tình dục nào: quấy rối thể chất, bằng lời nói hoặc không bằng lời nói, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể, hoạt động tình dục trực tiếp hoặc điện tử. Nơi làm việc cũng đã được định nghĩa là bao gồm bất kỳ nơi nào mà nhân viên thực sự làm việc bao gồm các địa điểm liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, các chuyến công tác, nói chuyện điện thoại, xe cộ, v.v.

Giám sát lao động

Khi công ty bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện về những thông tin cơ bản về người lao động. Mọi thay đổi về lao động phải được báo cáo sáu tháng một lần cho bộ phận lao động.

Nhân viên nữ

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân viên nữ, những người có con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ làm việc 60 phút mỗi ngày để cho con bú. Nhân viên nữ cũng sẽ được nghỉ 30 phút trong kỳ kinh nguyệt. Số ngày về thời gian nghỉ do hai bên thoả thuận nhưng tối thiểu là ba ngày làm việc trong tháng. Nếu người lao động nữ không có thời gian nghỉ nói trên và tiếp tục làm việc thì người lao động phải trả thêm tiền lương cho công việc, khoản tiền này tách biệt với tiền làm thêm giờ.

Bộ luật lao động sửa đổi sẽ giúp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế khi trở thành một phần của hiệp định thương mại tự do bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bộ quy tắc mới sẽ có tác động đến các doanh nghiệp vì vậy người sử dụng lao động nên tìm cách nhận hỗ trợ liên quan đến thực tiễn lao động để đảm bảo các chính sách tuân thủ pháp luật vào năm 2021.

[:]

Viecoi > Công thức tính tổng chi phí nghỉ việc của nhân viên

Công thức tính tổng chi phí nghỉ việc của nhân viên

[:vi]

Những rắc rối của người trong các tổ chức quản lý ở Việt Nam là không có giới hạn.
Không dễ để định hình nhân viên với tính linh động cao của việc tuyển dụng ở Việt Nam, có thể cho là tỉ lệ từ chức vượt quá 20%, và tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên đang tăng lên từng ngày.

Khi doanh thu tăng, chi phí cũng sẽ tăng lên.
Chi phí này không chỉ là chi phí tuyển dụng
Nó còn bao gồm cả tất cả các chi phí khác như giáo dục và bàn giao công việc

Vì vậy lần này
Chúng tôi đã tạo ra một Sheet để tính tổng chi phí cho việc nghỉ việc của nhân viên tại các công ty Việt Nam.


Viecoi.inc
Director
Akira Anzai

Author:Anzai(Mr.)
Director of Japanese HR agency, Viecoi.Super Vietnam lover and Vietnamese language learner!
Tôi sống ở T.P Hồ Chí Minh đến nay đã được 5 năm, và đã kết hôn với người Việt.
Tôi đang điều hành một công ty về dịch vụ giới thiệu nhân sự, đồng thời giảng dạy các lớp tiếng Nhật thương mại, tư vấn chiến lược tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp, và cũng đang phát triển ứng dụng hướng tới việc cải thiện sự tương tác, gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức.
Sau 4 năm hoạt động, công ty về nhân sự của tôi đã có gần 30 người. Chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều công ty Nhật Bản giải quyết vấn đề tuyển dụng và giảm tỷ lệ nghỉ việc. Nếu công ty bạn đang có nhu cầu, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu dưới đây nếu bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ gửi Email cho bạn trong vòng 1 ngày. Hãy yên tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi. Khi đăng kí, hãy điền tên công ty và chức vụ. Ngoài ra, vui lòng dùng địa chỉ Email công ty.(Hiện tại chúng tôi chưa thể đáp ứng yêu cầu của công ty nhân sự. Xin lỗi vì sự bất tiện này!)

[:]

Viecoi > [:vi]LÀM VIỆC TẠI NHÀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ[:]

[:vi]LÀM VIỆC TẠI NHÀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ[:]

[:vi]remote

Không màng đến lí do tại sao bạn đang phải làm việc tại nhà những khoảng thời gian nghỉ ngơi ăn uống và những qui tắc sẽ đồng hành với bạn.

——+——————————————————
Viecoi
Viecoi Headhunting Service
Customer Support Team

 

 

——————————————————-+—–

Trong tình trạng Virus Corona chủng mới đang “hoành hành” khắp nơi trên giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng Chống dịch đề nghị mọi người tự cách ly như một phương pháp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

Tính đến thời điểm này, tại Mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc hủy bỏ những sự kiện đông người như hội nghị F8 của Facebook và một “cuộc càn quét” đã xảy ra tại các cửa hàng Cotsco để chuẩn bị cho đại dịch Covid-19.

Covid-19

Các công ty thuộc sở hữu của ông Jack Dorsey, như Twitter và Square, đã có hành động hợp lí khi yêu cầu nhân viên của mình làm việc tại nhà bất cứ khi nào họ có thể và trên hết phải có khả năng theo kịp những việc họ được chỉ dẫn.

Với cương vị là một người đã và đang làm việc tại nhà trong gần một thập kỷ, tôi phải thú nhận rằng: Việc này không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, việc lập ra những ranh giới cụ thể sẽ giúp bạn duy trì tình trạng làm việc này trong thời gian dài một cách lành mạnh.

Tất nhiên việc làm việc tại gia có nhiều lợi ích.

Chẳng hạn như bạn sẽ luôn sẵn sang để nhận hàng giao đến trước nhà, bạn có thể vặn to âm thanh để tận hưởng bài nhạc yêu thích của mình, bạn cũng chẳng phải chịu đựng âm thanh nhai “chóp chép” hay mùi cơ thể không mấy dễ chịu phát ra từ đồng nghiệp ngồi cạnh.

Dù vậy “cuộc đấu tranh” chống sự cô đơn và xao lãng khi làm việc sẽ khiến bạn phải đau đầu. Việc suy giảm năng suất làm việc sẽ không mấy quan trọng trong thời điểm dịch Corona bùng phát và làm việc một mình trong thời gian dài có thể khiến bạn mất đi một vài nhận thức về bản thân.

Vì vậy, nếu Sếp của bạn yêu cầu bạn phải ở nhà, bạn có thể áp dụng một vài chiến thuật sau đây mà tôi đã lượm lặt được để giữ các công việc được liên kết với nhau.

Chú ý: Đây không phải là một bản hướng dẫn về trách nhiệm phòng dịch: rửa tay hay “càn quét” hết những chai nước rửa tay mặc dù thực tế thì bạn nên làm vậy.

Những cách này hầu hết sẽ nhắc nhở bạn việc xác định rõ ràng giữa công việc và cuộc sống sau này của bạn. Đây chỉ là những phương pháp được đúc kết do trải nghiệm của bản thân tôi nên với trường hợp của bạn có thể sẽ khác đi.

Chúng ta cũng nên biết rằng làm việc tại nhà chính là một sự xa xỉ. Có rất nhiều người không được như vậy và đó là một việc đáng lo ngại khi họ đang đánh liều với sức khỏe của mình trong khoảng thời gian dịch bệnh đang ngày càng lan rộng như hiện nay.

Với lí do đó, tôi mong rằng bạn sẽ thành công khi áp dụng những phương pháp dưới đây, không màng đến việc tại sao bạn phải giữ kết nối với mọi người qua điện thoại hay bạn phải ở trong tình trạng ấy bao lâu.

Hãy sửa soạn

remote

Tôi không có ý định can thiệp vào cuộc sống cá nhân của bạn nhưng hãy mặc đồ chỉnh chu khi bạn làm việc.

Tất nhiên việc cuộn tròn trong chăn, phủ lên chiếc laptop thân yêu của mình trong bộ đồ ngủ nghe có vẻ hấp dẫn hay bạn có khi còn không buồn bước xuống giường.

Đó là một cái bẫy cả đấy. Nói một cách ẩn dụ thì bạn hãy xem bộ não như một con ngựa và bạn đang cưỡi nó, nên nếu bạn mặc đồ ngủ để đi ngủ thì “ngựa” của bạn sẽ khó có thể “phi nước đại” được.

Việc quan trọng là, mặc dù bạn không thức dậy, đánh răng, tắm gội, ăn mặc chỉnh chu- cứ cho là quy trình thức dậy mỗi sáng để chuẩn bị đến công ty của bạn là vậy – là bạn đang phá vỡ hết những quy tắc thông thường khi làm việc tại nhà đó.

Nếu bạn không chuẩn bị để bắt đầu một ngày mới, ngày mới sẽ không bao giờ thực sự bắt đầu. Thay vì làm việc ở nhà giờ đây bạn chỉ ở nhà thôi với một tâm thế thi thoảng sẽ kiểm tra công việc xem còn gì cần làm.

Điều đó có vẻ tương đối hợp lí và lành mạnh cho bạn bây giờ và cả sau này nữa…. Không hề, bạn không phải một cái máy bay tự động mà cứ “lượn” vòng quanh trong giờ làm việc.

Nhưng nếu bạn phải ở nhà làm việc một thời gian dài, bạn phải làm việc như khi ở văn phòng công ty chỉ khác là bạn không cần phải đến công ty thôi.

Ngoài ra đó cũng là sự chuẩn bị cần thiết kẻo chẵng may đồng nghiệp bất ngờ đề nghị gặp mặt trên Zoom thì sao.

Chuẩn bị một nơi làm việc lí tưởng

remote

Tuyệt đối không làm việc trên giường cũng như trên ghế sofa hay nệm êm. Nói đúng hơn là đừng làm việc ở những nơi bạn có thể nằm xuống khi bạn muốn.

Nếu bạn không còn lựa chọn nào khác thì việc đó hoàn toàn ổn nhưng hãy cố gắng tận dụng bàn ăn, bàn café thay cho bàn làm việc hay những vật dụng có thể đặt máy tính lên mà không phải cái đùi của bạn, đúng là nó giúp bạn tập trung hơn nhưng hãy cẩn thận vì máy tính có thể bị nóng lên đấy.

Bạn có thể tùy ý lựa chọn nơi làm việc lí tưởng cho riêng mình, có thể bạn đã có sẵn cho mình một không gian làm việc thoáng đãng với một chiếc máy bàn luôn hoạt động hết công suất – nghe có vẻ tuyệt vời nhỉ nhưng kể cả bạn không có thì cũng không ảnh hưởng gì cả; tôi cũng chỉ thường làm việc ở gian bếp cùng chiếc laptop của mình.

Mục đích ở đây là việc xác định nơi bạn sẽ làm việc trong căn nhà của mình, có nghĩa là bạn sẽ hoàn thành công việc suôn sẻ hơn nếu bạn làm việc ở đó nhưng đồng thời bạn cũng dễ dàng kết thúc công việc và nghỉ ngơi một cách thoải mái khi bạn không làm việc.

Bạn nên nhớ mặc dù bạn ở nhà làm việc nhưng hãy làm như thể bạn đang ở công ty. Hãy tránh việc biến ngôi nhà hay căn hộ của mình thành một nơi vô định hình – nơi mà có vẻ bạn luôn làm việc nhưng cũng không hẳn là vậy. (Ghi chú cho những ai làm việc ở nhà toàn thời gian: Bạn cũng có thể viết vào phiếu hoàn thuế vài trăm mét vuông ở văn phòng tại gia của bạn đấy).

Chuẩn bị kĩ càng

Bạn đại học của tôi – Adrienne So cũng làm việc tại nhà và cô ấy đã cho ra những ý tưởng làm việc như họp thông qua video hay sử dụng bàn đứng để làm việc và còn nhiều hơn nữa.

Những hành động nhỏ nhặt như ánh sáng của ứng dụng Zoom hay việc bắt chéo chân cũng tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của mọi người về bạn và cũng ngăn chặn teo cơ nữa.

Liên lạc với đồng nghiệp

remote

Làm việc tại nhà vài năm trời đôi khi làm tôi bị hoang tưởng. Mặt khác thì đồng nghiệp toàn nói xấu sau lưng tôi thôi… Đùa thôi, nhưng đa số là vậy. Sự thật là nhiều người lo rằng bản thân mình sẽ bị quên lãng nếu mình làm việc độc lập tại nhà.

Chắc hẳn bạn đã quên những cuộc họp không báo trước hay những câu chuyện bên lề đã đưa những ý kiến tưởng chừng không mấy quan trọng thành một dự án lớn. Điều này hoàn toàn ổn, bạn sẽ bắt kịp với mọi người, đặc biệt là trong tình huống ai ai cũng làm việc tại nhà.

Biện pháp hợp lí nhất cho cả sự nghiệp của bạn và cho đầu óc minh mẫn hơn chính là sử dụng Slack nhiều hơn chỉ để làm việc.

Chẳng hạn như check-in với những người bạn không có quan hệ công việc, gửi cho họ những câu tweet ngớ ngẩn, không ngại sử dụng những kí tự cảm thán hay in nghiêng trong cuộc trò chuyện.

Việc này sẽ không bao giờ giống với việc “chộp lấy” một ly café vào giữa ngày hay một ly bia sau giờ làm việc nhưng nó sẽ nhắc nhở mọi người rằng bạn không chỉ vô vị ở đó.

Khi cuộc trò chuyện không chỉ xoay xung quanh công việc mà bạn biết khi nào để chuyển từ ứng dụng như Slack qua trò chuyện điện thoại. Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ “lạc lối” của mình khi bạn chỉ đơn giản là gõ phím thôi đấy.

Nói không với TV

remote

Xin thứ lỗi nhưng chỉ khi nào bạn làm việc trong một văn phòng có sẵn CNN hay CNBC hay một cái TV bật liên tục cùng một kênh trong ngày bạn mới được quyền có TV trong phòng làm việc của mình.

Bạn không giỏi làm việc chung với những âm thanh ồn ào xung quanh như bạn nghĩ và chỉ với một giờ nghỉ trưa để theo dõi nốt bộ phim Better Call Saul cũng sẽ biến buổi làm việc trở nên một buổi chè chén say sưa.

Điều này áp dụng cho tất cả mọi thứ như trò chơi điện tử, sách, … ngoại trừ âm nhạc. Đơn giản là khi bạn không làm việc đó khi đang làm việc tại văn phòng thì cũng đừng làm như vậy ở nhà. Ranh giới ở đó đấy!

Chuẩn bị những món ăn vặt

Hãy nhìn xem bạn sẽ đi ăn vặt một chút, liên tục luôn, đó là một chuyện đáng làm mà. Tại sao phải ngồi gõ máy tính trong khi bạn có thể nhai bánh kẹo?

Việc đi đến chỗ đựng thức ăn hay quầy snack là một sự trì hoãn công việc tuyệt vời. Điều tốt nhất là tôi có thể làm là động viên bạn giữ nhưng thức ăn lành mạnh bên mình, giống như việc nhai củ carrot nhỏ cũng là một cách giải tỏa áp lực, vì thể khi bạn ăn hết một giỏ thức ăn gì đó trong một lần, nó sẽ không phải là một hộp Guy Fieri’s Double Salt Fajita Pringles hay cái gì đó tương tự.

Tương tự thế, tôi sẽ khuyên bạn nấu đủ thức ăn cho bữa tối để sẽ có ít nhất một vài ngày có thức ăn thừa. Có lẽ bạn sẽ sáng tạo hơn tôi nhưng những cái sandwich nhà làm cho bữa chưa thì rất mau chán và sẽ không có nhiều sự lựa chọn món ăn bên ngoài gần nhà bạn giống như ở gần văn phòng của bạn.

Kết thúc công việc đúng lúc

Tôi nghĩ rằng việc di chuyển đến công ty là điều tôi nhớ nhất khi làm việc ở văn phòng. (Điều này nghe có vẻ hơi lạ).

Đúng là giao thông rất tệ và tàu điện ngầm thì luôn chật kín người còn thời tiết thì “ẩm ương” nhưng có vẻ đó lại là điều tốt khi việc đó tạo ra một ranh giới rõ ràng giữa những lúc bạn đi làm và không đi làm, đôi lúc để giảm bớt sức ép giữa hai thời điểm đó. Việc đó lại không tồn tại khi bạn làm việc tại nhà. Tất cả đều nằm trên một vòng lặp vô tận.

Tôi tiếc là không có một giải pháp tốt cho vấn đề này. Thoát khỏi Slack hay bất cứ phần mềm nào công ty bạn sử dụng cũng là một cách.

Mọi người sẽ hiếm khi liên lạc với bạn nếu tài khoản của bạn không sáng đèn hoặc tìm một lớp tập gym hay một lớp học nâng cao nào đó khiến bạn phải rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, đó cũng sẽ là thời gian kết thúc công việc của bạn chăng? Trong một vài trường hợp nó giống như việc bỏ đi cái bóng của chính mình.

Về Viecoi

Viecoi

Việc Ơi Headhunting là Công ty Tư Vấn-Cung Cấp dịch vụ nhân su.
Hiện tại đang hỗ trợ hơn 800 khách hàng.

Nếu công ty muốn tuyển gấp,
Việc Ơi có thể hỗ trợ như Agency.

Hiện tại Việc Ơi ưu đãi mức phí đặc biệt cho khách hàng sử dụng jobsite của Việc Ơi. (Chỉ 170% của 1 tháng lương).

Nếu có thắc mắc xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

[wpforms id=”89″] [:]

Viecoi > [:vi]Để đọc vị được ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn?[:]

[:vi]Để đọc vị được ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn?[:]

[:vi]

Chiến lược tuyển dụng:
Để đọc vị được ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn??

Bạn có thể biết được rất nhiều thông tin từ bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Nhưng những gì bạn thực sự cần biết lại là liệu ứng viên này có thực sự phù hợp và gắn bó lâu dài với công ty bạn hay không?

Bỏ qua các yếu tố về kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn, vì những điểm trên bạn có thể biết được thông qua các bài test hoặc câu hỏi chuyên môn trong buổi phỏng vấn, điều chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là thái độ, tư duy, tính cách và quan điểm của ứng viên cũng như những điều mà họ tìm kiếm có thật sự phù hợp với đường lối, văn hoá, môi trường làm việc mà công ty bạn đang có hay không?

Hiện nay để tìm kiếm được nhân sự giỏi không khó nhưng để có người nhân sự có thể gắn bó lâu dài và chấp nhận cùng doanh nghiệp của bạn đương đầu với sóng gió thì không phải là việc dễ dàng chút nào cả.

Hiểu được sự khó khăn đó, Việc Ơi muốn chia sẻ với bạn danh sách những câu hỏi mà bạn nên đặt ra cho ứng viên để mở ra những cuộc thảo luận, từ đó bạn sẽ hiểu thêm về con người và độ phù hợp của ứng viên này đối với doanh nghiệp của bạn.

Việc Ơi đã dành nhiều năm nghiên cứu và tham khảo ý kiến của rất nhiều nhà tuyển dụng cũng như với kinh nghiệm hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp tuyển được người phù hợp để lập nên danh sách này. Vì vậy đừng bỏ qua danh sách câu hỏi này nhé!!

Vậy nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn? Những câu hỏi này có thể dùng cho phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp.

 

——+——————————————————
Viecoi
Viecoi Headhunting Service
Customer Support Team
Huong (Ms.)
——————————————————-+—–

 

1/ Câu hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm:

( bạn nên đối chiếu với bản CV của ứng viên đó, nếu thiếu những thông tin nào thì hãy nhìn các câu hỏi dưới đây để bổ sung):

– Tại sao ứng viên lại chọn học ngành đó?

– Đối với những ứng viên đi nước ngoài về thì bạn nên hỏi là họ đi theo dạng gì (Xuất khẩu lao động? Kỹ sư? Hợp tác lao động? Du học?) Làm công việc Part-time hay Full-time ở nước ngoài?

– Những công việc trong quá khứ? Công việc cụ thể là làm gì? (Nhờ ứng viên nói càng chi tiết càng tốt). Thời gian làm việc cụ thể ở từng công ty?

– Có những khó khăn nào và cách đánh giá của ứng viên trước những khó khăn, thử thách đó ? Ứng viên có tìm được cách thức vượt qua khó khăn hay không?

– Những thành tựu trong sự nghiệp? Bí quyết thành công của bạn ấy là gì?

– Nếu là vị trí Sales hoặc những vị trí ở level Manager thì nên hỏi thêm một số câu sau:
+ Sản phẩm họ bán là gì?
+ Họ bán những sản phẩm đó như thế nào?
+ Đánh giá của ứng viên về thị trường và sản phẩm đó đang nằm ở đâu trong thị trường hiện nay?
+ Khách hàng chủ yếu mà ứng viên nhắm đến khi bán sản phẩm?
+ Giá trị đơn hàng trung bình hoặc giá trị đơn hàng cao nhất mà ứng viên đem về được cho công ty là bao nhiêu?
+ Mất bao lâu để bán được đơn hàng?
+ Quản lý KPI của mình như thế nào?
+ Team bao nhiêu người?
+ Dự án hoàn thành bao lâu?

2/ Lý do chuyển việc cụ thể ở từng công ty.

( Ở câu hỏi này bạn nên cố gắng đặt ngược vấn đề và phải hỏi được những lý do tiềm ẩn để có thể hiểu được lý do chuyển việc chính của ứng viên)

Ví dụ:
+ Nếu ứng viên nói lý do họ chuyển việc là vì nhà xa công ty, bạn cần phải hỏi rõ là xa khoảng bao nhiêu? Vậy nếu văn phòng bên bạn chuyển đi chỗ khác với khoảng cách tương tự trong 6 tháng tới thì ứng viên sẽ tiếp tục xin nghỉ hay sao?

+ Nếu ứng viên nói lý do họ chuyển việc là vì lương quá thấp, bạn cần phải hỏi cụ thể thấp là thấp như thế nào? Và có thực sự thấp không hay do lương của vị trí này và ngành này thường chỉ dao động trong khoảng như vậy?

Vậy nếu công ty bạn trả được mức lương như họ mong muốn thì sau này nếu có công ty khác trả lương cao hơn họ có chuyển việc tiếp hay không?

3/ Thời điểm ứng viên chuyển việc. Tại sao?

4/ Động lực trong công việc và định hướng phát triển trong tương lai.

– Trong công việc ứng viên hài lòng điều gì nhất?
– Giai đoạn gì khó khăn nhất và ứng viên đã vượt qua như thế nào?
– Thời điểm nào bạn ấy cảm thấy vui nhất trong công việc?
– Điều gì bạn ấy cảm thấy mình mạnh nhất và muốn phát triển hơn nữa?

5/ Mức lương hiện tại và mức lương mong muốn.

6/ Quan điểm về giá trị.

– Đi làm có giá trị như thế nào đối với ứng viên? (Đối với những ứng viên không nhắc đến tiền hoặc công việc ổn định thì cần hỏi kĩ và sâu hơn)

– Kỳ vọng gì ở nghề nghiệp (Kế hoạch của ứng viên)? Sau này bạn ấy muốn trở thành người như thế nào? Muốn nhận được điều gì thông qua công việc của mình? Sứ mệnh thông qua sự nghiệp? (Vision & Mision)

– Ứng viên muốn làm việc với những người như thế nào trong cuộc đời/ sự nghiệp của họ?

7/ Thời gian đi làm nếu nhận Offer.

8/ Tình hình ứng tuyển:

(Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được vấn đề hiện tại và động lực tìm việc của ứng viên)
– Ứng viên đã đi phỏng vấn những công ty nào rồi? (Nên cố gắng hỏi được tên những công ty đã phỏng vấn để biết được công ty mình đang ở đâu trong những lựa chọn của ứng viên)
– Phỏng vấn bao lâu rồi?

9/ Những câu hỏi khác:

– Bây giờ ứng viên đang sống ở đâu? (Quận mấy? Đường nào? Có thể không cần hỏi địa chỉ cụ thể nhưng nên hỏi là ở với gia đình hay ở trọ? Có chắc chắn đi làm ở địa chỉ này của công ty được không?) Vì thực tế có tới hơn 30% ứng viên nghỉ việc vì công ty ở quá xa nhà của họ

– Gia đình như thế nào (Ví dụ như con một thì có bắt buộc phải về quê làm việc hay không?) Đây là 1 câu hỏi khá riêng tư và nhạy cảm đối với ứng viên, nên nếu được bạn có thể hỏi vào cuối buổi phỏng vấn hoặc những vòng cuối cùng nếu cảm thấy ứng viên này thực sự phù hợp về kỹ năng, kinh nghiệm với vị trí bạn đang cần tuyển.

Tóm lại, nếu công ty bạn và bộ phận nhân sự của bạn có thể hỏi được những câu hỏi trên, ứng viên sẽ cảm thấy rất ấn tượng và cảm kích vì bạn đã giúp họ nhìn lại bản thân mình cũng như định hướng được con đường sắp tới để nếu có khó khăn họ vẫn sẽ có động lực để vượt qua chông gai.

Bên cạnh đó, khi hỏi những câu hỏi trên, sẽ giúp bạn hiểu được hướng suy nghĩ từ đó nắm bắt được quan điểm giá trị và cách lựa chọn của ứng viên và bạn cũng sẽ phần nào hình dung được liệu bạn ứng viên ấy có thực sự là người mà công ty bạn tìm kiếm hay không.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu cần tìm kiếm ứng viên phù hợp và sẵn lòng gắn bó lâu dài hoặc muốn tư vấn thêm thông tin về các cách thức tuyển dụng hiệu quả khác thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi nhé!

Chúc bạn một ngày tốt lành.[:]

Viecoi > [:vi]Để có một bản mô tả công việc hoàn hảo giúp bạn tuyển đúng người[:]

[:vi]Để có một bản mô tả công việc hoàn hảo giúp bạn tuyển đúng người[:]

[:vi]

Chiến lược tuyển dụng:
Để có một bản mô tả công việc hoàn hảo giúp bạn
tuyển đúng người

Bản mô tả công việc hay còn gọi là Job Description – viết tắt là JD. Việc viết bản mô tả công việc là bước cơ bản nhất trong bất cứ quá trình tuyển dụng nào.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ liệt kê những đầu việc sơ sài dẫn đến tuyển dụng “nhầm người” hoặc “khó tuyển được những ứng viên phù hợp” hoặc “tuyển mãi mà không có ứng viên”.

Câu trả lời rõ nhất đó là vì họ chưa xây dựng được một bản JD chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu và có tính thuyết phục được ứng viên.

Một JD rõ ràng và biết cách “đánh” vào tâm lý tìm việc của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận được nhiều hồ sơ tốt và phù hợp hơn.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên kích thích và tạo hứng thú với ứng viên từ phía nhà tuyển dụng.

Nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết cách để mang đến một JD thực sự đầy đủ thông tin và cuốn hút. Nếu bạn là nhà tuyển dụng và cũng đang loay hoay với JD tìm ứng viên, hãy để Việc Ơi giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Cách viết JD chuẩn sẽ bao gồm những phần sau. Đây là những thông tin cần phải có (MUST) để có thể tìm kiếm được ứng viên cũng như hạn chế khả năng ứng viên đậu, đi làm rồi nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn vì không phù hợp.

1/ Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn:

Bạn không thể bắt một con cá leo cây, tương tự như người ứng viên sẽ không thể gắn bó lâu dài với môi trường không đáp ứng được giá trị cá nhân của họ.

Do vậy, việc giới thiệu về công ty là rất cần thiết. Phần giới thiệu doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến cảm nhận của ứng viên. Bạn có thể không cần phải viết ra tất cả, nhưng tốt nhất nên có những thông tin cơ bản như sau:

– Company name (Tên công ty)
– Original (Tên trước đây, trong trường hợp công ty bạn đã từng đổi tên)
– Address (Địa chỉ)

+ Established year (Năm thành lập) nếu bạn có thể cung cấp thêm các cột mốc đáng
nhớ của công ty thì càng tốt
+ No. of staff (Số lượng nhân viên)
Đây là hai điểm sẽ giúp ứng viên hiểu được lịch sử doanh nghiệp và quá trình phát triển của công ty.

Qua sự phát triển số lượng nhân sự trong thời gian từ lúc thành lập đến bây giờ, ứng viên sẽ có được những nhận định về sức mạnh của đội ngũ quản lý, khả năng xâm nhập thị trường…
– Website công ty
– Organization chart (Sơ đồ tổ chức): giúp ứng viên hình dung một bức tranh chung về tổng thể công ty, bạn ấy sẽ vào làm ở phòng ban nào và sẽ xoay vòng công việc như thế nào với những phòng ban khác

+ Business model (Loại hình kinh doanh):

Mỗi ngành nghề sẽ có một đặc tính riêng, một loại hình kinh doanh riêng. Để viết được Business model, bạn chỉ cần trả lời các câu hỏi “Công ty bạn bán cái gì? Bán cho ai? Bán như thế nào?” là có thể giải thích về lĩnh vực hoạt động, tập khách hàng và sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp của công ty bạn.

Ngoài ra nếu bạn có thể nêu được điểm mạnh và quy mô của công ty (Giá sản phẩm và doanh thu, công ty đang chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần trong bức tranh tổng thể của ngành, kế hoạch chiếm lĩnh thị trường trong những năm sắp tới) thì càng tốt. Điều này sẽ thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn cần một yếu tố quan trọng nữa là văn hóa doanh nghiệp/ EVP doanh nghiệp, niềm tin và những gì công ty cho là giá trị (sự sáng tạo, sự cải tiến, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, tốc độ phát triển nhanh…).

Một số nhà tuyển dụng cho rằng công ty ít thông tin sẽ kích thích sự tò mò của ứng viên, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Đã có không ít trường hợp nhân viên mới của công ty phát hiện công ty và môi trường làm việc không như kì vọng và bỏ việc nhiều.

Do đó, nhà tuyển dụng cần cung cấp đầy đủ những thông tin này ngay từ đầu để tránh sự hiểu lầm về sau.

Ngoài ra, khi bạn cung cấp được những thông tin này trong bản mô tả công việc, đối với những ứng viên ở vị trí quản lý, họ sẽ cảm thấy bị thu hút, hấp dẫn và có thêm động lực để ứng tuyển.

Còn đối với những ứng viên vị trí nhân viên thì họ cũng cảm thấy muốn được thách thức khi tham gia vào công ty bạn để được dự phần vào những cơ hội và kế hoạch lâu dài của công ty.

2/ Thông tin về vị trí cần tuyển:

Đây là phần cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ giúp ứng viên hiểu được công việc mình sẽ đảm nhận là gì, cần làm gì để hoàn thành tốt.

Phần này bắt đầu cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về công việc, bao gồm trách nhiệm của nhân viên và các nhiệm vụ được giao.

Việc bạn đưa ra một thông điệp rõ ràng ở phần này sẽ giúp ứng viên nhanh chóng quyết định mình có phù hợp với lĩnh vực công việc và đủ kinh nghiệm để ứng tuyển không.

Dưới đây là những thông tin cụ thể cần phải có:


– Title (Chức danh công việc)

Bạn cần ghi rõ vị trí ứng tuyển và sử dụng đúng từ ngữ chuyên ngành của chức vụ đó.

Chẳng hạn, công ty cần tuyển chức Art Director nhưng lại ghi tiêu đề là “Giám đốc Hội hoạ”, sự sai lệch về thông tin sẽ khiến bạn lỡ mất những người ứng viên phù hợp thật sự.

– Working place (Địa điểm làm việc)

– Reason of hiring (Lý do tuyển dụng vị trí này)

Dù là nhân viên cấp dưới hay vị trí quản lý thì cũng đều có lý do tồn tại của nó.

Hãy đưa ra lý do cụ thể, ngắn gọn giúp ứng viên hiểu được tầm quan trọng và giá trị bản thân khi đóng góp công sức cho công ty của bạn.

+ Job Description (Mô tả công việc):

Nhìn chung, hãy đặt mình vào vị trí ứng viên và hình dung một ngày làm việc sẽ như thế nào. Bạn sẽ có một bức tranh toàn cảnh về những đầu việc phải làm.

Nên chia nhỏ trách nhiệm công việc thành những nhiệm vụ ngắn gọn. Ví dụ như đối với chức vụ Quản lý Digital Marketing, thay vì viết “Bạn sẽ lãnh đạo phòng Digital Marketing”, có thể diễn đạt như sau:

 Quản lý các kênh Digital marketing (website, blog, email và mạng xã hội) để đảm bảo hình ảnh thương hiệu được nhất quán
 Quản lý các tài khoản trên mạng xã hội của công ty.
 Đo lường ROI và KPI trong mức ngân sách cho phép

Một điểm cần lưu ý nữa là, người tuyển dụng và người phỏng vấn nên thống nhất về yêu cầu công việc để tránh sự xung đột sau này.

Cần chú ý các tips sau:
 Nên làm nổi bật ý (1-2 ý) trong phần này để thông tin trở nên súc tích, dễ theo dõi hơn.

 Khi tóm tắt những gì ứng viên sẽ làm hằng ngày, hãy sử dụng mẫu câu “Bạn sẽ…” thay vì “Ứng viên sẽ…” để thông tin được cá nhân hoá và có giá trị khuyến khích ứng tuyển nhiều hơn.

Ngoài ra bạn nên sử dụng nhiều tính từ trong câu viết để tạo nên hình ảnh hấp dẫn, thách thức cho công việc.

 Sử dụng gạch đầu dòng để dễ theo dõi hơn và bỏ qua những yêu cầu công việc không thực sự trọng điểm để thông tin ngắn gọn hơn

Ví dụ:
 Vị trí này chịu trách nhiệm tạo doanh số bán hàng và phục vụ các yêu cầu từ khách hàng. => Không hiệu quả

 Bạn sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong đội ngũ bán hàng nhiệt huyết, gia tăng doanh số và tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. => Hiệu quả

 Ứng viên cần có kinh nghiệm với Word, Excel, Powerpoint, đánh máy, nhập liệu thông tin, lưu trữ dữ liệu, sắp xếp chúng và ghi chú trong các cuộc họp. => Không hiệu quả

 Hãy ứng tuyển nếu bạn đã từng có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ quản lý văn phòng và sử dụng thành thạo Microsoft Office. => Hiệu quả
– Career path (Lộ trình thăng tiến) Khá nhiều ứng viên rất quan tâm đến điều này. Vì thực tế ai cũng thích những công việc có con đường thăng tiến rõ ràng hơn là những vị trí chỉ dậm chân tại chỗ.

+ Line Manager (Quản lý trực tiếp)
+ About team (Team mà ứng viên sẽ làm việc cùng)
+ About recruited staff (Thông tin về nhân sự cũ ở vị trí này)

 Hãy cung cấp cho ứng viên một ít thông tin về người quản lý sắp tới cũng như nhóm mà họ sẽ làm việc cùng (Tuổi tác, giới tính, tính cách, có bao nhiêu thành viên trong nhóm…)

Vì thực tế có tới 80% nhân sự hiện nay đã phải bỏ cuộc ở một công ty mới vì vấn đề không thể hòa hợp được với người quản lý trực tiếp hoặc các thành viên trong nhóm của mình.

Một yếu tố khá cần thiết nữa đó là thông tin về nhân sự cũ đã hoặc đang làm việc ở vị trí này (tuổi tác, giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách…), người mà bạn ấy sẽ thay thế, để ứng viên dễ dàng hình dung bản thân có phù hợp được hay không.

Tuy nhiên, yếu tố về  nhân viên cũ này cũng chỉ mang tính tham khảo, nếu ngại bạn có thể không chia sẻ trong JD cũng được.

– Negative points of this position (Những khó khăn của vị trí này)

Nên nêu những điểm này để ứng viên có thể hình dung được những khó khăn mình sẽ gặp phải, tránh trường hợp sau khi vào làm rồi cảm thấy bất mãn, không hài lòng và nghỉ.

Điều này dễ làm mất thời gian cho cả ứng viên cũng như nhân sự công ty vì phải huấn luyện, hướng dẫn các bạn ấy. Những điểm khó khăn này có thể là: thường phải đi công tác nhiều, tăng ca nhiều…

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều ứng viên họ xem những khó khăn này là thách thức, là điểm hấp dẫn của vị trí, cho nên nói thẳng từ ban đầu thì sẽ dễ tìm được người phù hợp hơn

3/ Yêu cầu của vị trí cần tuyển:

Khi liệt kê các kỹ năng cần thiết, bạn nên chia ra hai phần là kỹ năng bắt buộc và kỹ năng không bắt buộc.
Dưới đây là thông tin cơ bản cần phải có:

– MUST (Những yêu cầu bắt buộc)

như Độ tuổi, Giới tính, Trình độ học vấn, Ngoại ngữ, Số năm kinh nghiệm và một số kỹ năng chính.

– BETTER (Một số điều kiện ưu tiên thêm, nếu ứng viên có những điều kiện
này thì càng tốt)

– Special note – NG Person (Lưu ý đặc biệt, những ứng viên dưới đây sẽ
không phù hợp)

Sẽ luôn có trường hợp ứng viên không đủ tiêu chí với yêu cầu vị trí, tuy nhiên bạn nên cần tránh phong cách diễn đạt tiêu cực. Những kiểu văn phong như “Ứng viên dưới 5 năm kinh nghiệm sẽ bị loại ngay lập tức” sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng người ứng tuyển và hình ảnh thương hiệu của công ty.

Là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn có thể kèm lưu ý vào bản mô tả công việc như sau “Hãy lưu ý đây là vị trí senior Tư vấn tài chính, nên ứng viên có kinh nghiệm về lĩnh vực chứng khoán sẽ được ưu tiên hơn”.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh việc dùng từ quá phân biệt đối xử trong bảng mô tả công việc. Một bản mô tả công việc với yêu cầu “Ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm Tư vấn tài chính” sẽ là rào cản không nhỏ để bạn tìm kiếm những người trẻ tiềm năng.

Thậm chí chức danh “Thư kí” cũng khiến không ít người nghĩ đây là công việc chỉ dành cho phụ nữ, thay vì dùng từ này bạn có thể đổi thành “Trợ lý”. Do đó, người tuyển dụng nên chọn lựa và sử dụng ngôn từ phù hợp khi tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên viết những gì cơ bản và liên quan đến công việc. Trừ khi cần tuyển dụng vị trí lãnh đạo, quá nhiều chi tiết sẽ khiến ứng viên “ngộp thở” với yêu cầu công việc.

Còn nếu bạn đã nhắm sẵn một người phù hợp với vị trí cần tuyển, hãy liên hệ trực tiếp với người ứng viên đó luôn nhé.

4/ Điều kiện làm việc của vị trí này:

Giống như người bán hàng tại siêu thị, làm thế nào để nhà tuyển dụng thuyết phục ứng viên chọn công ty thay vì những vị trí khác?

Một cách đánh trực diện vào tâm lý của ứng viên chính là yếu tố phúc lợi. Những điểm này sẽ hấp dẫn ứng viên, làm họ hứng thú với công việc và công ty, từ đó nộp hồ sơ ứng tuyển.

Trong phần này bạn có thể viết về những phúc lợi mà công ty sẽ hỗ trợ như chế độ bảo hiểm tốt hơn, thu nhập, chế độ luân chuyển công tác, du lịch hằng năm, sự phát triển và hỗ trợ chuyên nghiệp dành cho nhân viên, cơ hội thăng tiến, quyền tự chủ trong công việc…

Hãy làm nổi bật phần thông tin này bằng cách đưa ra những đặc điểm chỉ riêng doanh nghiệp bạn mới có, như chương trình training liên tục, trang phục tới công ty thoải mái, bữa trưa và đồ ăn miễn phí, văn phòng thân thiện với thú nuôi… và bất kỳ điều gì khác khiến ứng viên cảm thấy thích thú với doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là tóm tắt những yếu tố ít nhất và bắt buộc phải có:

– Working time, shift, overtime (Thời gian làm việc? có làm việc theo ca không? có phải làm tăng ca không?)

– Salary in Gross & Net (Lương chính thức và lương thực nhận) Ngoài ra nếu là các vị trí Nhân viên kinh doanh/Sales Staff thì có hoa hồng hay không?

– Bonus (Các khoản thưởng thêm nếu có)

– Review salary (Xét duyệt tăng lương bao nhiêu lần mỗi năm)

– Insurance (Bảo hiểm) công ty đóng các khoản bảo hiểm theo luật Lao Động hay đóng trên toàn bộ lương (Bảo hiểm full lương)?

– Gasoline (Có hỗ trợ xăng xe đi lại không?)

– Company bus, bus route (Có xe đưa đón hay không?) thường những công ty ở tỉnh hoặc làm việc dưới nhà máy thường sẽ có thêm phúc lợi này

– Other benefits (Những phúc lợi khác nếu có) có hỗ trợ cơm trưa tại công ty không? Có hỗ trợ chi phí điện thoại không (đối với những vị trí sales…)?

5/ Quy trình phỏng vấn:

– Interview round (Số vòng phỏng vấn)
– Test (có làm các bài kiểm tra gì hay không?)
– Interviewer in each round (Người phỏng vấn trong mỗi vòng là ai?)

Một điều quan trọng cuối cùng nữa mà bạn còn cần lưu ý là các ứng viên có thói quen đọc lướt tin tuyển dụng, nên lối diễn đạt dài dòng hoặc sai ngữ pháp sẽ khiến họ bỏ qua ngay lập tức.

Một tin tuyển dụng hiệu quả cần thể hiện được phong thái chuyên nghiệp. Trước khi đăng bài, hãy viết ngắn gọn súc tích và duyệt thông tin thật kĩ để đảm bảo sự rõ ràng tuyệt đối.

Dưới đây là ví dụ của một tin tuyển dụng rườm rà:

Đây là bản rõ ràng, mạch lạc hơn của bài đăng phía trên:

Bạn thấy đó, chỉ cần thay đổi một chút về câu từ và cách diễn đạt, bản đăng tuyển ở dưới hiệu quả hơn phải không?

Tóm lại, thị trường tuyển dụng vốn luôn sôi động nhưng để tìm được ứng viên phù hợp lại không phải chuyện dễ dàng.

Chỉ cần một chút đầu tư trong tin tuyển dụng, với chi phí chẳng mấy tốn kém, bạn có thể thu lại kết quả nằm ngoài sự mong chờ.

Chìa khóa nằm ở chỗ bạn thực sự hiểu về doanh nghiệp mình và hiểu điều gì thực sự hấp
dẫn ứng viên.

Hy vọng với những chia sẻ mà Việc Ơi tổng hợp được trên đây, các nhà tuyển dụng đã hiểu được JD là gì, tầm quan trọng của JD để tạo nên một JD đầy đủ thông tin, hấp dẫn và thu hút nhân tài hiệu quả nhất nhé.
———————
Việc Ơi Headhunting Company tổng hợp

Ms.Dung
Senior Recruitment Consultant
CÔNG TY TNHH VIỆC ƠI
10D1-10D2, Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao Wd., Dist. 1, HCMC
(+84) 28 7303 0707 – Ext 1022[:]