[:vi]

Chiến lược tuyển dụng:
Để đọc vị được ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn??

Bạn có thể biết được rất nhiều thông tin từ bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Nhưng những gì bạn thực sự cần biết lại là liệu ứng viên này có thực sự phù hợp và gắn bó lâu dài với công ty bạn hay không?

Bỏ qua các yếu tố về kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn, vì những điểm trên bạn có thể biết được thông qua các bài test hoặc câu hỏi chuyên môn trong buổi phỏng vấn, điều chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là thái độ, tư duy, tính cách và quan điểm của ứng viên cũng như những điều mà họ tìm kiếm có thật sự phù hợp với đường lối, văn hoá, môi trường làm việc mà công ty bạn đang có hay không?

Hiện nay để tìm kiếm được nhân sự giỏi không khó nhưng để có người nhân sự có thể gắn bó lâu dài và chấp nhận cùng doanh nghiệp của bạn đương đầu với sóng gió thì không phải là việc dễ dàng chút nào cả.

Hiểu được sự khó khăn đó, Việc Ơi muốn chia sẻ với bạn danh sách những câu hỏi mà bạn nên đặt ra cho ứng viên để mở ra những cuộc thảo luận, từ đó bạn sẽ hiểu thêm về con người và độ phù hợp của ứng viên này đối với doanh nghiệp của bạn.

Việc Ơi đã dành nhiều năm nghiên cứu và tham khảo ý kiến của rất nhiều nhà tuyển dụng cũng như với kinh nghiệm hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp tuyển được người phù hợp để lập nên danh sách này. Vì vậy đừng bỏ qua danh sách câu hỏi này nhé!!

Vậy nhà tuyển dụng nên hỏi những gì trong buổi phỏng vấn? Những câu hỏi này có thể dùng cho phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp.

 

——+——————————————————
Viecoi
Viecoi Headhunting Service
Customer Support Team
Huong (Ms.)
——————————————————-+—–

 

1/ Câu hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm:

( bạn nên đối chiếu với bản CV của ứng viên đó, nếu thiếu những thông tin nào thì hãy nhìn các câu hỏi dưới đây để bổ sung):

– Tại sao ứng viên lại chọn học ngành đó?

– Đối với những ứng viên đi nước ngoài về thì bạn nên hỏi là họ đi theo dạng gì (Xuất khẩu lao động? Kỹ sư? Hợp tác lao động? Du học?) Làm công việc Part-time hay Full-time ở nước ngoài?

– Những công việc trong quá khứ? Công việc cụ thể là làm gì? (Nhờ ứng viên nói càng chi tiết càng tốt). Thời gian làm việc cụ thể ở từng công ty?

– Có những khó khăn nào và cách đánh giá của ứng viên trước những khó khăn, thử thách đó ? Ứng viên có tìm được cách thức vượt qua khó khăn hay không?

– Những thành tựu trong sự nghiệp? Bí quyết thành công của bạn ấy là gì?

– Nếu là vị trí Sales hoặc những vị trí ở level Manager thì nên hỏi thêm một số câu sau:
+ Sản phẩm họ bán là gì?
+ Họ bán những sản phẩm đó như thế nào?
+ Đánh giá của ứng viên về thị trường và sản phẩm đó đang nằm ở đâu trong thị trường hiện nay?
+ Khách hàng chủ yếu mà ứng viên nhắm đến khi bán sản phẩm?
+ Giá trị đơn hàng trung bình hoặc giá trị đơn hàng cao nhất mà ứng viên đem về được cho công ty là bao nhiêu?
+ Mất bao lâu để bán được đơn hàng?
+ Quản lý KPI của mình như thế nào?
+ Team bao nhiêu người?
+ Dự án hoàn thành bao lâu?

2/ Lý do chuyển việc cụ thể ở từng công ty.

( Ở câu hỏi này bạn nên cố gắng đặt ngược vấn đề và phải hỏi được những lý do tiềm ẩn để có thể hiểu được lý do chuyển việc chính của ứng viên)

Ví dụ:
+ Nếu ứng viên nói lý do họ chuyển việc là vì nhà xa công ty, bạn cần phải hỏi rõ là xa khoảng bao nhiêu? Vậy nếu văn phòng bên bạn chuyển đi chỗ khác với khoảng cách tương tự trong 6 tháng tới thì ứng viên sẽ tiếp tục xin nghỉ hay sao?

+ Nếu ứng viên nói lý do họ chuyển việc là vì lương quá thấp, bạn cần phải hỏi cụ thể thấp là thấp như thế nào? Và có thực sự thấp không hay do lương của vị trí này và ngành này thường chỉ dao động trong khoảng như vậy?

Vậy nếu công ty bạn trả được mức lương như họ mong muốn thì sau này nếu có công ty khác trả lương cao hơn họ có chuyển việc tiếp hay không?

3/ Thời điểm ứng viên chuyển việc. Tại sao?

4/ Động lực trong công việc và định hướng phát triển trong tương lai.

– Trong công việc ứng viên hài lòng điều gì nhất?
– Giai đoạn gì khó khăn nhất và ứng viên đã vượt qua như thế nào?
– Thời điểm nào bạn ấy cảm thấy vui nhất trong công việc?
– Điều gì bạn ấy cảm thấy mình mạnh nhất và muốn phát triển hơn nữa?

5/ Mức lương hiện tại và mức lương mong muốn.

6/ Quan điểm về giá trị.

– Đi làm có giá trị như thế nào đối với ứng viên? (Đối với những ứng viên không nhắc đến tiền hoặc công việc ổn định thì cần hỏi kĩ và sâu hơn)

– Kỳ vọng gì ở nghề nghiệp (Kế hoạch của ứng viên)? Sau này bạn ấy muốn trở thành người như thế nào? Muốn nhận được điều gì thông qua công việc của mình? Sứ mệnh thông qua sự nghiệp? (Vision & Mision)

– Ứng viên muốn làm việc với những người như thế nào trong cuộc đời/ sự nghiệp của họ?

7/ Thời gian đi làm nếu nhận Offer.

8/ Tình hình ứng tuyển:

(Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được vấn đề hiện tại và động lực tìm việc của ứng viên)
– Ứng viên đã đi phỏng vấn những công ty nào rồi? (Nên cố gắng hỏi được tên những công ty đã phỏng vấn để biết được công ty mình đang ở đâu trong những lựa chọn của ứng viên)
– Phỏng vấn bao lâu rồi?

9/ Những câu hỏi khác:

– Bây giờ ứng viên đang sống ở đâu? (Quận mấy? Đường nào? Có thể không cần hỏi địa chỉ cụ thể nhưng nên hỏi là ở với gia đình hay ở trọ? Có chắc chắn đi làm ở địa chỉ này của công ty được không?) Vì thực tế có tới hơn 30% ứng viên nghỉ việc vì công ty ở quá xa nhà của họ

– Gia đình như thế nào (Ví dụ như con một thì có bắt buộc phải về quê làm việc hay không?) Đây là 1 câu hỏi khá riêng tư và nhạy cảm đối với ứng viên, nên nếu được bạn có thể hỏi vào cuối buổi phỏng vấn hoặc những vòng cuối cùng nếu cảm thấy ứng viên này thực sự phù hợp về kỹ năng, kinh nghiệm với vị trí bạn đang cần tuyển.

Tóm lại, nếu công ty bạn và bộ phận nhân sự của bạn có thể hỏi được những câu hỏi trên, ứng viên sẽ cảm thấy rất ấn tượng và cảm kích vì bạn đã giúp họ nhìn lại bản thân mình cũng như định hướng được con đường sắp tới để nếu có khó khăn họ vẫn sẽ có động lực để vượt qua chông gai.

Bên cạnh đó, khi hỏi những câu hỏi trên, sẽ giúp bạn hiểu được hướng suy nghĩ từ đó nắm bắt được quan điểm giá trị và cách lựa chọn của ứng viên và bạn cũng sẽ phần nào hình dung được liệu bạn ứng viên ấy có thực sự là người mà công ty bạn tìm kiếm hay không.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu cần tìm kiếm ứng viên phù hợp và sẵn lòng gắn bó lâu dài hoặc muốn tư vấn thêm thông tin về các cách thức tuyển dụng hiệu quả khác thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi nhé!

Chúc bạn một ngày tốt lành.[:]