Headhunting
Viecoi > Viecoi Headhunting Service Price list

Viecoi Headhunting Service Price list

 

 

Về chúng tôi:

Được thành lập vào năm 2016 bởi Mr. Anzai, một người Nhật Bản yêu Việt Nam bằng cả trái tim, Viecoi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam. Đến nay, chúng tôi đã hỗ trợ gần 1,500 doanh nghiệp với hơn 4,000 vị trí tuyển dụng khác nhau. Góp phần giúp hơn 6.500 ứng viên tìm được công việc phù hợp cho mình.

 

     Công ty:Viecoi Co.,Ltd
     Người đại diện:Mr. Anzai Akira (Giám Đốc)
     Địa chỉ:155A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Q.3, HCM
     Người đại diện:Mr. Anzai Akira (Giám Đốc)
     Ngày thành lập:11/2015
     Số lượng nhân viên:32
     Dịch vụ:Cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự
     Website: viecoi.pandatest.asia

 

   AKIRA ANZAI – VIECOI Director
  ■ Làm việc tại Việc Ơi từ ngày đầu thành lập. Thông thạo  tiếng Anh và Việt.
  ■ Đã có thời gian dài làm việc trong môi trường Start up – lĩnh vực nhân sự tại Nhật.
  ■ Cử nhân ngành Chính Sách và Quản Trị Xã hội tại Trường Đại Học Hosei, Nhật Bản

 

 

Lý do chọn Việc Ơi:

1. Cung cấp góc nhìn chân thực nhất về thị trường lao động Việt Nam

・Kinh nghiệm hơn 8 năm, hỗ trợ hơn 1000 khách hàng tìm được nhân sự phù hợp.

・Tốc độ nhanh chóng (chỉ từ 1- 3 ngày) với sự tập trung cao độ của ~ 40 chuyên viên nhân sự
2. Chính sách bảo hành vì lợi ích của khách hàng
・Miễn phí trong suốt 1 tháng đầu tiên ứng viên onboard ・Chi phí cạnh tranh so với các agency khác
3. So sánh với các Agency khác
Tải ngay để được nhận Ebook miễn phí

 

 

 

Lĩnh vực tuyển dụng thế mạnh của Việc Ơi

 

 

     Nhân sự biết tiếng Nhật
     Từ Junior tới senior level
Chúng tôi tự hào là đơn vị sàng lọc và giới thiệu ứng viên tiếng Nhật với trình độ từ N3 đến N1, đồng thời có kinh nghiệm dày dặn trong từng lĩnh vực cụ thể. Với mạng lưới ứng viên rộng khắp và hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo tìm ra những ứng viên phù hợp nhất.

 

 

 

     IT developer
     Từ Junior tới senior level
Việc Ơi là chuyên gia trong việc tuyển dụng những vị trí khó như BrSE (Bridge System Engineer) có khả năng giao tiếp tiếng Nhật và kỹ sư IT với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hơn 3 năm. Sứ mệnh của chúng tôi không chỉ là đơn giản là tìm kiếm ứng viên, mà còn là tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các ứng viên ưu tú và các doanh nghiệp đang tìm kiếm tài nguyên nhân lực có trình độ cao.

 

 

 

     Cấp quản lý
     Senior level
Tìm kiếm và săn đón những nhân tài có năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trên nhiều lĩnh vực. Chúng tôi không chỉ làm việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường lao động mà còn để đảm bảo rằng những cá nhân được tuyển dụng không chỉ có khả năng thích ứng với môi trường làm việc mà còn mang lại sự đóng góp tích cực và đột phá trong sự phát triển của tổ chức.

 

 

Câu hỏi thường gặp

Q1: Thường thì trong bao lâu chúng tôi có thể tuyển được nhân sự?
→ Tùy thuộc vào thời gian check CV, số lượng vòng phỏng vấn và độ khó của vị trí, thường khoảng 1-3 tuần
 
Q2: Việc Ơi có khách hàng nhiều nhất ở lĩnh vực nào?
→ Công ty Nhật và công ty IT nước ngoài (chiếm khoảng 80%)
 
Q3: Có được hoàn phí dịch vụ nếu ứng viên nghỉ việc ngay sau khi gia nhập công ty không?
→ Để giảm rủi ro này, Việc Ơi có thời gian bảo hành dài và chế độ thanh toán chia thành từng đợt
 
Q4: Tôi có được phép sử dụng đồng thời nhiều agency khác nhau cùng một lúc không?
→ Tất nhiên, bạn sẽ được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
 
Q5: Việc Ơi có hỗ trợ tư vấn về thị trường lao động tại Việt Nam cho khách hàng không ?
→ Đúng vậy, sẽ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
 
Q6: Ai nên sử dụng dịch vụ của Việc Ơi ?
→ Công ty đang sử dụng dịch vụ của một agency nhưng muốn tìm kiếm một dịch vụ tốt hơn

→ Công ty chưa từng sử dụng agency nên muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ này

 

 

Tải ngay form để:

Có lý do gì khiến bạn muốn tải về từ biểu mẫu này ngay bây giờ? Nếu tải về từ biểu mẫu này, bạn có thể sử dụng dịch vụ của chúng tôi với giảm giá 20% cho lần đầu tiên !!

 

Viecoi > Một sự kiện trực tuyến dành cho các bạn HR/Admin đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Một sự kiện trực tuyến dành cho các bạn HR/Admin đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Bạn có đang gặp phải những vấn đề dưới đây không?


・Tôi đã làm việc cho công ty Nhật một thời gian dài nhưng vẫn chưa hiểu được văn hóa làm việc đặc trưng của người Nhật.
・Nhân viên mới tuyển dụng thường nhanh chóng nghỉ việc sau khi gia nhập công ty.
・Tôi đang làm việc ở vị trí HR/Admin nhưng muốn phát triển thêm vai trò mới bao gồm Phân tích dữ liệu nhân sự (HR analytics).

Chúng tôi tổ chức một buổi seminar trực tuyến miễn phí với chuyên gia người Nhật dành cho tất cả các bạn. Hãy tham gia cùng chúng tôi trong giờ nghỉ trưa!

 

Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 8 năm. Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sự như: Dịch vụ giới thiệu nhân sự và Dịch vụ khảo sát năng lực ứng viên.(Anzai, Director of Viecoi )

 

 

Bước đầu tiên khi bắt đầu sử dụng HR analytics tại một công ty Nhật Bản

 

■Thời gian diễn ra buổi senimar online:

3/8/2023:12:10 – 12:40
※Bạn có thể ăn trưa trong khi tham gia buổi seminar nhé!

■Ngôn ngữ:
Tiếng Nhật và tiếng Việt

■Hình thức:

Online qua Google Meet
※Bạn có thể tắt mic và camera nếu cần khi tham gia sự kiện

■Nội dung của Seminar
・”Văn hóa làm việc đặc trưng của Nhật Bản” là gì?
・Làm thế nào để đánh giá ứng viên có phù hợp với văn hóa làm việc của Nhật Bản hay không?
・Làm thế nào để khai thác dữ liệu và xây dựng một đội ngũ nhân sự tốt?

■Đối tượng phù hợp với sự kiện:
・Nhân sự hoặc admin đang làm việc tại công ty Nhật Bản muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực HR analytics.

■Lợi ích cho người tham gia
・Có thể hiểu thêm về “Văn hóa làm việc đặc trưng của Nhật Bản”.
・Nhận được tư vấn nghề nghiệp chi tiết từ các chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực nhân sự hoàn toàn miễn phí.

■Buổi thuyết trình:
Mr. Anzai
Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được 8 năm. Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sự như: Dịch vụ giới thiệu nhân sự và Dịch vụ khảo sát năng lực ứng viên.

■Các bước tham gia:
Bước 1: Tham gia buổi seminar trực tuyến
Bước 2: Thử sức với bài test (Pandatest)
Bước 3: Mr. Anzai gửi phản hồi kèm báo cáo chi tiết (giống như tư vấn nghề nghiệp)
Bước 4: Nếu muốn thử nghiệm tại công ty của bạn, tiếp tục bước tiếp theo.

 

 

Viecoi > NHÂN SỰ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHẢI ĐỐI MẶT TRONG PHỎNG VẤN

NHÂN SỰ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHẢI ĐỐI MẶT TRONG PHỎNG VẤN

 

Đội ngũ nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, các nhà quản lý nhân sự cần liên tục trang bị cho mình những kiến ​​thức và thông tin mới nhất để có thể vượt qua những thách thức phải đối mặt trong tương lai gần.
Có thể thấy, phỏng vấn là một khâu đặc biệt quan trọng, đáng để quan tâm và đầu tư. Ở đây trong blog này, chúng ta sẽ thảo luận về những thách thức lớn mà nhân sự thường xuyên phải phải đối mặt trong phỏng vấn.

Tóm tắt kết quả khảo sát

1) Thách thức lớn nhất mà nhà tuyển dụng phải đối mặt khi phỏng vấn là “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả”

2) Ngược lại, nhà tuyển dụng không cho rằng việc “Không biết phải hỏi gì trong một cuộc phỏng vấn” là một thách thức lớn.

Cơ sở thực hiện khảo sát

  • Người tham gia khảo sát: 60 Nhà tuyển dụng Việt Nam
  • Thời gian khảo sát: 22 tháng 10 năm 2022 đến 28 tháng 10 năm 2022
  • Phương pháp khảo sát: Khảo sát online sử dụng công cụ bảng câu hỏi:
  • 8 câu hỏi vấn đề được đưa ra trong bảng khảo sát:
    1. Bạn quan tâm đến việc “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả” như thế nào?
    2.  Bạn quan tâm đến việc “Khó thu thập và sắp xếp các đánh giá của những người tham gia phỏng vấn” như thế nào?
    3.  Bạn quan tâm đến việc “Ngay cả khi là một HR giỏi, đôi khi cũng không thể đánh giá ứng viên một cách chính xác” như thế nào?
    4.  Bạn quan tâm đến việc “Rất khó để đánh giá ứng viên chỉ dựa trên phỏng vấn miệng” như thế nào?
    5.  Bạn quan tâm đến việc “Khó xếp lịch phỏng vấn” như thế nào?
    6.  Bạn quan tâm đến việc “Rất khó để thu hút ứng viên quan tâm đến công ty của mình chỉ trong một cuộc phỏng vấn” như thế nào?
    7.  Bạn quan tâm đến việc “Không biết phải hỏi gì trong một cuộc phỏng vấn” như thế nào?
    8.  Bạn quan tâm đến việc “Ngay cả khi phỏng vấn cho cùng một vị trí,  câu hỏi của những người phỏng vấn cũng khác nhau và không có sự thống nhất” như thế nào?

Kết quả khảo sát

■ Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Sếp bắt ứng viên chờ đợi mà không đưa ra kết quả” ?

  • Công ty A
    • Nếu thời gian phản hồi quá lâu, việc này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của công ty. Ứng viên sẽ nghĩ và nói với ứng viên khác rằng: “Chờ đợi kết quả công ty này rất lâu, nên ứng tuyển công ty khác”
    • Ứng viên mong nhận được kết quả sớm và luôn nhắc nhở Nhân sự. Ảnh hưởng trực tiếp đến Thương hiệu tuyển dụng của Nhân sự.
    • Sếp chưa có câu trả lời nên Nhân sự không biết tiếp tục tuyển dụng hay phỏng vấn người khác …
  • Công ty B
    • Ý là nên có action. Nếu cần ứng viên chờ đợi thì nên nhắn là bao lâu. Tốt nhất nên nhắn sớm để họ thôi nghĩ về mình, dành tâm sức cho việc khác. Nếu quyết định tuyển thì càng nên nhắn sớm, để họ cân nhắc join mình.
  • Công ty C
    • Thông thường ứng viên khi có nhu cầu tìm việc, đi phỏng vấn cùng lúc rất nhiều công ty.
    • Một ứng viên tốt hầu như nhận được lời mời thử việc của các công ty bạn phỏng vấn
    • Nên một số ứng viên khi chị liên hệ mời thử việc thì đều báo chờ lâu quá nên đã nhận việc từ công ty khác rồi.


■ Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Rất khó để đánh giá ứng viên chỉ dựa trên phỏng vấn miệng” ?

  • Công ty A
    • Một số ứng viên đã tham gia nhiều buổi phỏng vấn (họ có thể nói những gì người phỏng vấn muốn – không phải con người thật của họ) -> Dễ dẫn đến khi làm việc không được như lời họ nói.
    • Cuộc phỏng vấn dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc (tâm trạng của người phỏng vấn và ứng viên) -> đưa ra quyết định sai lầm
  • Công ty B
    • Skill trong công việc thì có thể đánh giá bằng cách hỏi kinh nghiệm bạn. Nhưng những gì liên quan mindset khó mà trong 1-2 tiếng có thể hiểu hết. Đặc biệt là:
      • Sự chủ động trong công việc
      • Khả năng triển khai công việc
      • Chấp nhận cam kết
      • Hành xử khi có xung đột trong team
  • Công ty C
    • Vì bên chị chủ yếu tuyển dụng bên mảng kỹ thuật, phỏng vấn miệng chỉ đánh giá được 1 phần tính cách, 1 phần khả năng học hỏi và kinh nghiệm có phù hợp công việc hay không? Tuy nhiên , trong thời gian thử việc xảy ra 2 tình huống :
      • Ứng viên bỏ việc do công việc ko phù hợp
      • Công ty ko chấp nhận do ứng viên không đáp ứng được công việc

Tại sao bạn cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề “Ngay cả khi phỏng vấn cho cùng một vị trí, câu hỏi của những người phỏng vấn cũng khác nhau và không có sự thống nhất” ?

  • Công ty A
    • Việc phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào câu trả lời của ứng viên / ứng viên nên rất khó để đánh giá chính xác (khi so sánh với các ứng viên khác).
    • Không có khuôn mẫu cho các câu hỏi (hỏi dựa trên kinh nghiệm / thói quen hoặc câu trả lời của ứng viên) -> Sẽ có những ứng viên được hỏi quá khó / quá dễ.
  • Công ty B
    • Cùng 1 vị trí mà nội dung phỏng vấn khác nhau quá nhiều, tùy interviewer trong công ty nghĩa là standard về 1 good member không thống nhất. Công ty chưa định hình được giá trị mong muốn ở 1 member. Cần xem lại nhận thức của cấp quản lí trung gian (leader, manager) về công ty & cả quá trình training, education.
  • Công ty C
    • Tuỳ theo mỗi cá nhân người phỏng vấn, cũng như tình huống của UV mà người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi khác nhau. Nên chị quan tâm đến việc có nên thống nhất câu hỏi chung cho mọi UV hay không.

Hiểu được những khó khăn mà HR gặp phải, PandaTest ra đời để giải quyết các vấn đề trên

Hãy sử dụng PandaTest ngay, bắt đầu với 10 lượt dùng thử miễn phí!